Tất tần tất những điều cần biết về công việc Phát báo

Điều quan trọng nhất trong nghiệp vụ phát báo là [cử chỉ tốt của bạn sẽ góp phần làm tăng thêm khách mới]. Hãy khiến khách cảm thấy yêu quý bạn. Không chỉ đơn thuần là phát 1 tờ báo, hãy chuyển đến khách hàng sự hài lòng.

GIỮ GÌN NGHIÊM NGẶT 3 NGUYÊN TẮC PHÁT BÁO

Thần tốc

Báo là “đồ tươi sống”. Nếu báo không đến đúng giờ khách yêu cầu, độ tươi sống của tin tức sẽ không còn, chỉ đơn giản là 1 tờ giấy mà thôi.

Chính xác

Đôi khi dù bạn đã cố gắng nhưng thực tế thì báo đã không đến tay khách hàng (FUCHAKU). Nhầm loại báo, hoặc nhầm tên báo (GOHAI). Nếu có liên lạc như vậy từ khách, có nghĩa là lỗi phát sót (FUCHAKU) hoặc phát nhầm (GOHAI). Khiêm tốn nhận lỗi và đi phát lại. Việc phát nhầm hay phát sót gây mất niềm tin ở khách. Chú ý bỏ báo vào nơi khách yêu cầu. Nếu là bỏ vào hộp thư thì bỏ hẳn vào bên trong thùng.

Cẩn thận, lịch sự

Báo bị rách bẩn, ướt do mưa, tuyết sẽ khiến khách vô cùng khó chịu. Hãy đứng trên lập trường khách hàng và phát báo cẩn thận lịch sự. (Túi nilon có sẵn ở tiệm báo)

 

Và hãy nhớ là: không quên chào hỏi.

Chào hỏi cũng là 1 phần rất quan trọng trong công việc. Việc tạo ấn tượng tốt cho đối phương là chìa khóa mấu chốt cho quan hệ giữa người với người. Trong khi phát cũng có khi được khách chào hỏi, khi đó đừng thẹn thùng, hãy tươi cười chào hỏi lại.

 NHỮNG CHÚ Ý KHI PHÁT BÁO

1. Có mang dư báo hay không?

2. Đã hoàn thành việc ghi junrocho theo ngày quy định hay chưa?

3. Đã ghi ngày dừng báo, ngày phát báo vào sổ chưa?

4. Đã thiết định đường phát báo an toàn chưa?

5. Đã đính chính đường đi ghi trong sổ cho đúng với thực tế chưa?

6. Có bị phàn nàn về việc bỏ báo không đúng nơi quy định hay không?

7. Báo đã bỏ hẳn vào trong thùng thư chưa?

8. Ngày mưa đã chú ý để báo không bị ướt hay chưa?

9. Đã để tâm tới thái độ thân thiện, cẩn thận hay chưa?

10. Khi phát báo có chào hỏi khách hàng không?

11. Đã suy nghĩ cách phòng chống phát sót chưa?

12. Khi phát sót đã nhanh chóng phát lại chưa?

13. Khi phát sót đã chú ý đối ứng với khách hàng chưa?

14. Khi báo trễ đã xin lỗi khách chưa?

15. Xe đạp, xe máy đã chuẩn bị cẩn thận chưa?

16. Quần áo có chỉnh tề hay không?

 

NHỮNG TỪ NGỮ NGHIỆP VỤ

YOGO

IMI

FUCHAKU

Lỗi khi phát khiến báo không đến được tay khách hàng

GOHAI

Phát nhầm loại báo hoặc nhầm nhà

CHIHAI

Phát trễ hơn so với bình thường

HAYAIRE

Nếu phát theo đường đi thông thường thì báo sẽ không đến tay khách theo giờ yêu cầu, nên cần chạy đi phát nhà đó trước

MEI GARA

Tên báo. Người Nhật thường đọc tắt tên các loại báo nên cần chú ý

HONSHI

Báo Yomiuri cả sáng lẫn chiều. Trong trường hợp khách chỉ yêu cầu báo sáng thôi thì gọi là [Chokan nomi]

SHOSHI

Ngoài báo Yomiuri, các loại báo được công ty khác ủy thác.

IRE

Ngày bắt đầu bỏ báo khi có hợp đồng phát sinh (Từ hôm đó, ngày hôm sau hoặc tháng sau…)

TOME

Ngày dừng báo, được chỉ thị khi hết hợp đồng đọc báo (Từ hôm đó, ngày hôm sau hoặc tháng sau…)

KYUSHI

Yêu cầu của khách ngừng nhận báo trong một thời gian. Tùy từng tiệm có thể gọi là nakadome hoặc kyuhai.

SAINYU

Việc bỏ lại báo sau khi tạm dừng phát trong 1 thời gian.

TORIOKI

Khách yêu cầu ngưng báo trong 1 thời gian  nhưng yêu cầu bảo quản số báo đó ở tiệm, ngày bỏ lại cần mang cả số báo đó đến

JUNROCHO

Sổ ghi thông tin khách hàng, tên loại báo, đường đi (hình 2)

JUNROTORI

Việc sử dụng các ký hiệu dẫn đường (hình 1) hướng dẫn đường đi đến chỗ khách hàng.

KARAMAWARI

Việc cầm sổ đường đi chạy vòng quanh khu phát để nhớ đường và nhà khách.

KAMIUKE

Việc nhận báo từ xe tải vào tiệm khi bắt đầu 1 ngày làm việc. Mọi người cùng làm. Tùy từng tiệm có thể phân công trực ban để làm việc này.

KAMIWAKE

Việc dỡ báo ra khỏi bọc rồi chia theo từng khu.

ORIKOMI

Việc lồng tờ quảng cáo vào báo. Hoặc chỉ tập tờ quảng cáo đó. Các tờ quảng cáo được  máy lồng vào với nhau. Khách hàng ngoài đọc báo còn xem các tờ quảng cáo. Vì vậy cần làm 1 cách cẩn thận.

ZOGENBO

Sổ ghi số lượng báo tăng giảm. Vì số lượng độc giả tăng giảm nên cuốn sổ này rất quan trọng trong việc chỉnh lý sổ khách mới cũng như khách nghỉ báo (hình 3)

Chuẩn bị
Chất báo

Hãy chất báo cẩn thận lên giỏ trước và yên sau xe đạp/ máy khi đi phát. Chất báo không cẩn thận sẽ làm đổ trong khi phát, cần chú ý điểm này.

Kiểm tra dụng cụ hành nghề

Kiểm tra sổ ghi đường đi, sổ liên lạc, bút, áo mưa, túi nilon.

Dọn dẹp trước khi đi phát

Tiệm báo là nơi sinh hoạt chung. Trước khi đi phát cần dọn dẹp sơ qua trong tiệm.

Lưu ý trong khi phát

Điểm cần lưu ý nhất là tai nạn giao thông. Không có ngày nào là không có tai nạn giao thông cả. Mỗi cá nhân cần chú ý phòng chống tai nạn giao thông. Tuân thủ luật lệ giao thông, kiểm tra an toàn xe đạp, xe máy thường xuyên, chú ý tuyệt đối không để xảy ra tai nạn.

Báo cáo sau khi kết thúc

Sau khi phát xong, nếu có thông tin già về khách hàng hay báo khác cần báo cáo lại cho giám đốc, trưởng tiệm hoặc chủ nhiệm. Cần tập thói quen ghi chép, báo cáo.
 

HỢP ĐỒNG NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI HỌC SINH HỌC BỔNG PHÁT BẢO

Nghiệp vụ tại tiệm báo Yomiuri (Viết tắt YC)

Chuyển phát đúng chính xác báo sáng và báo chiều, nhận lương theo tháng.

Tiền báo thu được 1 phần sẽ dùng để chi cấp học bổng và trả lương cho học sinh đang làm việc tại tiệm. Tức là, học bổng này là do chính tiền đọc báo từ khách hàng mà ra. Tiệm báo đóng vai trò là nơi tập kết.

YC -  Nghiệp vụ cơ bản tại tiệm báo

Ngoài YC có rất nhiều công ty báo cạnh tranh khác nữa, nếu không tuân thủ tốt những điều dưới đây, khách hàng của báo sẽ bị suy giảm, YC sẽ không thể tồn tại tiếp được:

- Phát báo nhanh chóng, cẩn thận. (Tuân thủ phát xong đúng hoặc trước giờ do tiệm quy định)

- Khi phát, không được bỏ sót (FUCHYAKU) nhà nào cả. (Trong trường hợp lỡ bỏ sót nhà nào đó, không kể lý do gì, ngay lập tức đem báo đến trao tận tay cho khách)

- Theo nguyên tắc, việc thay đổi lịch nghỉ vì lý do cá nhân sẽ không được chấp nhận.

- Cần xem thông tin liên lạc trong tiệm trước và sau khi đi phát.

- Không phát báo đã bị rách hoặc bị ướt.

- Hợp tác cùng đỡ báo khi oto chở đến tiệm đầu giờ làm (KAMIUKE)

- Tự quản lý xe đạp, xe máy được giao cho sử dụng.

- Không kể bất cứ lý do gì, phải phát hết khu vực được giao.

- Tại tiệm báo, hàng tháng khi vực phát báo cũng như số lượng báo khu đó có thể thay đổi ít nhiều. Tuy vậy, lương được nhận sẽ không thay đổi.

Những nghiệp vụ kèm theo phát báo

- Việc chuẩn bị tờ quảng cáo để lồng vào báo của ngày hôm sau cần thực hiện sau khi phát xong báo chiều ngày hôm nay. Không được bỏ sót và cần bỏ thật cẩn thận.

- Hoàn thành việc ghi sổ địa chỉ chuyển phát theo đúng ngày quy định

- Khi có yêu cầu dừng báo trong thời gian nhất định, cần viết 1 cách rõ ràng ngày dừng và ngày bỏ lại vào sổ (ghi rõ tòa nhà nào, số nhà bao nhiêu). Trước ngày nghỉ cần kiểm tra lại sổ và liên lạc với người phát thế ngày mình nghỉ.

- Sổ địa chỉ chuyển phát (JUNROCHO) rất quan trọng, trong đó có ghi thông tin cá nhân của khách hàng nên phải bảo quản thật cẩn thận không được làm mất. Trong trường hơp làm mất, sẽ bị phạt.

- Những tờ quảng cáo, tuyên truyền hay quà tặng phát kèm của công ty, cần tuân thủ theo chỉ thị của giám đốc tiệm.

Những đãi ngộ với du học sinh phát báo

Lương: 1 tháng 125,000 JPY (chưa tính 1 phần học bổng)

Tuy nhiên, tiền điện nước, thuế thu nhập, 1 phần học phí được thu từ tiền lương như sau:

- Tiền ga điện nước: 1 tháng: 5,000 JPY

- Thuế thu nhập (theo luật pháp Nhật Bản): 1 tháng 2,010 JPY

- Tiền bảo hiểm quốc dân 1 tháng:  ……… JPY

- Thuế nhà ở (theo luật pháp Nhật Bản): 1 tháng ……… JPY

- Một phần tiền học phí: 1 tháng 30,000 JPY

Sau khi trừ những khoản trên, học sinh sẽ được nhận số tiền là ……..JPY

Ngày nghỉ

Theo nguyên tắc 1 tháng nghỉ 4 ngày.

Việc lấy nhiều ngày nghỉ liên tục chỉ được cho phép sau khi vào tiệm trên 6 tháng.

Ngày nghỉ liên tục được lấy tối đa 4 ngày, không chấp nhận nghỉ nhiều hơn.

Yêu cầu nghỉ tết dương lịch không được chấp nhận.

Phí giao thông đi học

Vé tháng dưới 3,500 JPY học sinh tự chi trả, trong trường hợp đắt hơn, phần còn lại tiệm sẽ chi trả.

Vé tháng chỉ được chi trả trong lúc học sinh đi học (không chi trả trong kỳ nghỉ)

Về ký túc xá

Được cấp phòng riêng (có trường hợp 1 phòng 2 người)

Khám sức khỏe

Học sinh được khám sức khỏe 1 năm 2 lần tại trung tâm.

Về sinh hoạt và học tập

Chú ý giữ gìn sức khỏe, không được nghỉ học

Trong khả năng có thể, sử dụng tiếng Nhật tại nơi làm việc

Sống sạch sẽ, không làm phiền tới người xung quanh

Chú ý âm lượng khi bật đài, ti vi, nghe nhạc cũng như ăn nói

Khi cho người khác vào phòng cần có sự cho phép của chủ tiệm

Khi ra ngoài cần khóa cửa, tắt lò sưởi cũng như các thiết bị điện

Không được làm thêm công việc khác (nếu vi phạm hợp đồng sẽ bị phá bỏ)

Phân loại rác, vứt rác đúng ngày theo quy định khu vực mình sống

Không dùng điện thoại lâu trong tiệm

Không tự tiện lấy đồ dùng của tiệm

Tuân thủ tất cả các luật pháp của Nhật Bản

Quy định phạt và đuổi việc

Phát báo trong tình trạng say xỉn nếu bị phát giác sẽ bị đuổi việc ngay lập tức.

- Đi trễ: Tuyệt đối không đi trễ. Trong trường hợp đi trễ sẽ bị phạt theo nội quy từng tiệm.

- Khi bắt đầu công việc và kết thúc công việc phải cắm thẻ

- 1 lần quên cắm thẻ, sẽ bị tính là 1 lần đi trễ

- Đi muộn 3 lần trở lên sẽ bị xem như tự ý nghỉ việc, có thể bị đuổi việc

- Hoàn thành phát báo sáng và chiều theo giờ quy định

Sự cố chuyển phát và phát sót

Khi khách báo “Chưa nhận được báo” có nghĩa là đã phát sót (FUCHAKU). Tuyệt đối không được phát sót. Trong trường hợp có thông báo đã phát sót, cần ngay lập tức đem báo đến trao tận tay và xin lỗi khách hàng.

Trong trường hợp do mình làm khách hủy hợp đồng đọc báo, sẽ bị phạt.

Chuyển giao công việc

Nên chuyển giao công việc sớm (chừng 1 tuần)

Học lên cao

Sau khi tốt nghiệp học viện ngoại ngữ Tokyo World, nếu có dự định học tiếp lên cao, cần trao đổi sớm với trưởng tiệm hoặc giám đốc tiệm trước khi thi chừng nửa năm. Khi đó, không quên xác nhận kỹ xem học trường đó có thể tiếp tục nhận học bổng báo hay không, và vừa phát báo tiếp vừa đi học được hay không.

Thêm vào đó, học sinh gặp nhiều lỗi trong công việc có thể không được nhận tiếp học bổng của báo khi học lên tiếp.

Quy định chung

Trong thời gian học tại Nhật, để vừa giữ đúng nội quy trên và vừa hoàn thành tốt hai công tác “học và làm” thì phải nghiêm túc thực hiện đúng chỉ thị của cấp trên, ngoài ra tạo được sự tin tưởng với đồng nghiệp trong công việc và cuộc sống. Có tinh thần tự giác, trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần học sinh học bổng lao động.

Những điều đã lưu ý ở trên nếu tái phạm quá 3 lần, chế độ học bổng sẽ bị xóa bỏ, và bị đuổi việc khỏi tiệm báo.

Trường hợp học sinh muốn nghỉ làm tại cửa hàng thì phải viết đơn xin nghỉ làm trước 1 tháng cho học viện ngoại ngữ Tokyo World và tiệm báo (YC).

Tuy nhiên, bắt buộc phải làm tiếp cho đến khi trường tìm người thay thế (tối đa 2 tuần), trong thời gian này lương được tính là 60%.

Ngoài ra, tiền lương cần phải được yêu cầu thanh toán đầy đủ trước khi nghỉ việc.

Hai bên cùng nhau kiểm tra ký tên, mỗi bên lưu trữ 1 bản.

Ngoài ra, đối với việc đi phát báo, các bạn cần phải có bằng lái xe và hiểu luật giao thông. Vậy hãy xem thủ tục
chuyển đổi bằng lái xemột số quy định giao thông ở Nhật nhé.


  “ĐĂNG KÝ DU HỌC NHẬT TẠI ANIDO NHƯ NÀO?”

           - Tư vấn trực tiếp hotline : O946.589.399 - O942.589.399

           - Tư vấn Online Facebook  : DU HỌC NHẬT BẢN - ANIDO

           - Nộp hồ sơký hợp đồng du học với các điều khoản rõ ràng.

           - Đăng ký hồ sơ trước 28/04/2018

           - Xử lý hồ sơ và học tiếng trực tiếp tại: TRUNG TÂM DU HỌC ANIDO

- Tham khảo Quy trình du học Nhật Bản tại ANIDO.
- Tham khảo Mô hình du học Nhật Bản tại ANIDO.

- Tham khảo điều kiện, hồ sơ du học Nhật tại ANIDO.
- Tham khảo thông tin về du học Nhật tại ANIDO.

DU HỌC ĐIỀU DƯỠNG Ở NHẬT - ĐƯỢC VÀ MẤT! TUYỂN SINH DU HỌC NHẬT BẢN
DU HỌC ĐIỀU DƯỠNG Ở NHẬT - ĐƯỢC VÀ MẤT! TUYỂN SINH DU HỌC HÀN QUỐC
DU HỌC ĐIỀU DƯỠNG Ở NHẬT - ĐƯỢC VÀ MẤT! LỊCH KHAI GIẢNG CÁC LỚP TIẾNG NHẬT
DU HỌC ĐIỀU DƯỠNG Ở NHẬT - ĐƯỢC VÀ MẤT! LỊCH KHAI GIẢNG CÁC LỚP TIẾNG HÀN

> ANIDO Hà Nội - Trụ sở chính
- Địa chỉ: Lk13 – OCT 2 khu đô thị Cổ Nhuế – Xuân Đỉnh – TDP Viên 1, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- E.mail : Anidocenter@gmail.com
- Hotline: 094.658.9399 - 090.206.0486 - 096.145.1369

> ANIDO Hà Nội - cở sở Mỹ Đình
- Địa chỉ: 17 Thiêm Hiền- Mỹ Đình 1- Nam từ Liêm- HN
- E.mail : Anidocenter@gmail.com
- Hotline: 094.658.9399 - 090.206.0486 - 096.145.1369

Fanpage : Du học Nhật Bản - Anido
Group  : Tiếng Nhật Online Free
Youtube : Tiếng Nhật Online Anido
----------------------------

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon HỌC BỔNG NHÀ LÃNH ĐẠO CHÂU Á 2021
icon HỌC BỔNG ĐẶC BIỆT DÀNH CHO DU HỌC SINH KHÓA 7/2021
icon Du học Điều Dưỡng ở Nhật - Được và Mất!
icon Học bổng điều dưỡng tại ANIDO
icon Một ngày của học sinh học bổng phát báo
icon Học bổng phát báo - Bát cơm chan đầy nước mắt, niềm vui khôn tả!
icon 5 Loại học bổng Nhật có mức hỗ trợ cao nhất
icon Kinh nghiệm săn học bổng du học Nhật 2018
 
Học Bổng Du Học Nhật
Khóa Học Online